Biểu hiện xuất huyết ngoài da của bệnh nhân - Ảnh: THÚY NGA
Bệnh biểu hiện có thể đơn giản là vết bầm tím dưới da, xuất huyết tiêu hóa, đường niệu đến chảy máu não hoặc nội tạng...
Hiện tượng thường gặp, dễ bị bỏ quaChị N.T.N., 52 tuổi, thỉnh thoảng lại thấy các vết bầm tím trên da không đau nên chị bỏ qua, vết bầm tự khỏi hoặc xuất hiện ở chỗ khác. Nhưng đến khi cả hai đùi của chị có chi chít các nốt đỏ và cẳng chân hình thành các mảng đỏ lớn... vài hôm không đỡ thì chị mới đi khám. Bác sĩ yêu cầu chị phải nhập viện cấp cứu vì tiểu cầu quá thấp, nguy cơ xuất huyết đe dọa tính mạng.
Trường hợp khác là bà N.T.V., 67 tuổi, nhập viện cấp cứu vì tai biến mạch máu não. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận bà bị xuất huyết giảm tiểu cầu.
Bác sĩ CK II Phạm Liên Hương - Trung tâm huyết học và truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tiểu cầu, các tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Sự giảm số lượng tiểu cầu làm cho máu khó đông, dẫn đến nguy cơ chảy máu trong hoặc ngoài cơ thể. Nếu bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, bao gồm chảy máu não hoặc nội tạng, có thể gây tử vong...
Bác sĩ Hương khuyên người dân nên chú ý theo dõi sức khỏe định kỳ, đặc biệt các trường hợp có tiền sử bệnh tự miễn hoặc có triệu chứng nghi ngờ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thảo, Thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư phó trưởng khoa bệnh máu lành tính, Panama phản bác ông Trump: Không có chuyện giảm cước phí tàu Mỹ Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, Tiến Linh tiết lộ được Xuân Son nhường đá phạt đền cảnh báo trong cuộc sống chúng ta rất dễ gặp hiện tượng xuất huyết, nơi con người chỉ cần hít thở là tử vong ví dụ như: bị các vết bầm tím, & chảy máu chân răng... hoặc nghiêm trọng hơn là không thể cầm máu khi có vết thương, nhổ răng, kinh nguyệt..., chúng ta chớ nên chủ quan mà nên đi khám xem nguyên nhân của hiện tượng xuất huyết là gì, có phải xuất huyết là do giảm tiểu cầu miễn dịch hay không.
Bác sĩ Vũ Thị Mai, Trung tâm huyết học - truyền máu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý phổ biến về tiểu cầu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và phụ nữ.
Lúc đầu người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ hoặc chấm xuất huyết dưới da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, rong kinh.
Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu), xuất huyết đường niệu (tiểu đỏ), xuất huyết não màng não (tai biến mạch máu não)...
Nhiều nguyên nhân gây bệnhTheo bác sĩ CKII Phạm Liên Hương, có nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến 3 nhóm nguyên nhân sau:
Tự miễn dịch: hệ thống miễn dịch bị rối loạn tự sinh ra các kháng thể tấn công và phá hủy tiểu cầu.
Nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác: có thể do nhiễm trùng HIV, viêm gan hoặc vi khuẩn H.pylori (vi khuẩn gây tình trạng loét dạ dày). Ở trẻ em, giảm tiểu cầu có thể xuất hiện sau khi nhiễm virút như quai bị hoặc cúm. Hoặc là kết quả của các bệnh lý khác như lupus, bệnh lý từ tủy xương (suy tủy, lơ-xê-mi cấp...).
Một số thuốc và vắc xin có thể kích hoạt phản ứng tự miễn, dẫn đến giảm tiểu cầu miễn dịch.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể cho giảm tiểu cầu miễn dịch do bệnh có nguyên nhân tự miễn. Tuy nhiên nếu quản lý tốt các bệnh tự miễn khác, hạn chế sử dụng thuốc không cần thiết có thể sẽ giảm được những nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểmTheo bác sĩ Liên Hương, nếu không được phát hiện và điều trị, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, bao gồm chảy máu não hoặc nội tạng, có thể gây tử vong. Chảy máu nội sọ là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của bệnh.
Để xác định bệnh, ngoài kiểm tra công thức máu kiểm tra số lượng tiểu cầu, bệnh nhân có thể được chỉ định làm tủy đồ để loại trừ các bệnh lý khác như bạch cầu cấp; xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu: xác định sự hiện diện của kháng thể chống lại tiểu cầu.
Các xét nghiệm khác để loại trừ nguyên nhân thứ phát. Chỉ số tiểu cầu bình thường từ 150-450 G/l, nếu tiểu cầu dưới 100 G/l được gọi là giảm tiểu cầu. Khi phát hiện giảm tiểu cầu, người bệnh nên điều trị sớm.
Bệnh chủ yếu điều trị nội khoa với những phương pháp cơ bản là dùng corticoid, các thuốc như gamma globulin đối với trẻ em. Trường hợp người bệnh kháng thuốc corticoid hoặc có quá nhiều biến chứng, các phương án điều trị tiếp theo sẽ được bác sĩ đề nghị như cắt lách, dùng thuốc kích thích tăng tạo tiểu cầu...
Ngoài ra khi người bệnh không đáp ứng với các phương án điều trị trên, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc ức chế miễn dịch khác để điều trị sau khi cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn tác dụng phụ của nó gây ra.
Một số lưu ý đối với người bệnhHạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều
Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.
Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp… người bệnh cần sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.
Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của mình.
Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm, dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc.