Một trường hợp ở Quảng Nam có người thân mang 4 bệnh nhưng chính quyền địa phương ghi 1 bệnh cho đúng theo nghị quyết 29 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bệnh viện ghi "suy thận mạn", địa phương chỉ chấp nhận "suy thận"Những ngày qua, nhiều bệnh viện ở Đà Nẵng được các bệnh nhân từ Quảng Nam gởi đơn yêu cầu xác nhận tình trạng bệnh để hưởng chế độ trợ giúp xã hội theo nghị quyết 29.
Điều tréo ngoe là nhiều nơi giải quyết chính sách cho người dân không chấp nhận các bệnh án mà bệnh viện đã chẩn đoán cho bệnh nhân mà yêu cầu phải ghi đúng bệnh theo nghị quyết.
Có chồng mắc bệnh hiểm nghèo điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng hồi tháng 2-2024 với bệnh án "tăng huyết áp, suy thận, nhồi máu não cũ, viêm phế quản", bà Lê Thị Liễu mang giấy tờ lên phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam làm thủ tục hưởng chính sách.
Dù theo hướng dẫn, người hưởng chính sách chỉ cần nộp bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy ra viện và bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được cấp trong vòng 12 tháng, tuy nhiên phường lại yêu cầu phải xin lại giấy xác nhận mới nhất của bệnh viện.
Đầu tháng 12 vừa qua, bà Liễu đã làm đơn và được bệnh viện xác nhận lại bằng văn bản bệnh án "tăng huyết áp, suy thận, GEBYAR4D LOGIN nhồi máu não cũ,Hot 51 Live hack viêm phế quản".
Bà Liễu mang giấy tờ về nhưng phường vẫn không chấp nhận.
Chính quyền phường yêu cầu bà ra lại Đà Nẵng xin giấy xác nhận nội dung bệnh chỉ ghi "suy thận" theo đúng tên bệnh trong nghị quyết, Pola GACOR OLYMPUS x1000 hari ini còn lại bỏ hết các bệnh liên quan.
"Tôi thấy quá vô lý nên nói với cán bộ phường nghị quyết chỉ cần có 1 trong số các bệnh là được hưởng chính sách rồi, đằng này chồng tôi mắc tới 4 bệnh thì phường hỏi lên thị xã và bảo trên yêu cầu như vậy. Tôi phải tức tốc ra đây xin giấy vì gần hết hạn" - bà Liễu nói.
Sự vô lý tương tự cũng xảy ra ở nhiều huyện thị của tỉnh Quảng Nam khi cán bộ giải quyết chính sách yêu cầu người dân đi lại nhiều lần với lý do khó chấp nhận.
Bà Hà Thị Sáu đã mổ tim vào năm 2017 ở Viện Tim TP.HCM và ở Bệnh viện Đà Nẵng vào tháng 2-2024.
Dù giấy ra viện còn trong thời hạn 1 năm nhưng địa phương nơi bà sống vẫn yêu cầu ra Đà Nẵng xin giấy xác nhận thông tin bệnh án.
Bệnh viện Đà Nẵng đã làm giấy xác nhận với nội dung "phẫu thuật thay van tim (phẫu thuật thay van hai lá cơ học, sửa van ba lá)".
Thế nhưng địa phương nơi bà ở không chấp nhận ghi nội dung trên và yêu cầu phải ra Đà Nẵng xin giấy xác nhận chỉ ghi nội dung "phẫu thuật thay van tim" để đúng với tên bệnh ghi trong nghị quyết.
Lên xã 3 lần, rồi bắt xe ra Đà Nẵng thêm 2 lần chỉ vì chú thích phương pháp phẫu thuật kèm theo bệnh án, bà Sáu vừa mệt mỏi vừa khóc lóc trước cổng bệnh viện.
"Đến con nít cũng biết sau dấu ngoặc trong bệnh án kia là để ghi rõ phương pháp điều trị thôi nhưng ở địa phương nhất nhất không chịu mà bắt tôi phải ra xin lại giấy tờ cho đúng từng chữ trong nghị quyết. Thử hỏi nếu tôi mổ ở xa thì đi lại phiền hà biết bao nhiêu" - bà Sáu bức xúc chìa giấy tờ bệnh án cả hai lần mổ tim.
Bà Hà Thị Sáu (đã mổ tim hai lần) bức xúc vì yêu cầu vô lý khiến bà phải đi lại nhiều lần - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Nghị quyết đưa tên bệnh không có trong chuyên mônNhư trường hợp bệnh nhân Trần Công Trường (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) bị suy thận mạn tính nhiều năm nay.
Trong bệnh án của ông Trường ngoài bệnh lý "suy thận mạn" còn kèm theo nhiều bệnh lý khác nhưng chính quyền địa phương không chấp nhận bệnh "suy thận mạn", mà yêu cầu ông phải ra xin giấy xác nhận đúng tên bệnh trong nghị quyết là "suy thận".
Hai lần ông Trường phải bắt xe buýt ra Đà Nẵng trong nước mắt vì sự vô lý này.
Đây không phải là những trường hợp cá biệt, hầu như ngày nào các bệnh viện tại Đà Nẵng cũng có trường hợp người dân Quảng Nam ra đề nghị xác nhận tình trạng bệnh như vậy.
Do gần hết hạn nộp hồ sơ trong năm 2024 nên nhiều bệnh nhân phải gấp rút liên hệ các bệnh viện ở miền Trung và miền Nam để xác nhận bệnh án.
Nhiều bác sĩ ở Đà Nẵng ngán ngẩm trước thủ tục rườm rà, máy móc của các địa phương thực hiện chính sách này.
Bác sĩ Trần Lộc, phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết trung bình mỗi ngày có hơn 20 bệnh nhân tới bệnh viện làm giấy xác nhận, trong đó có hơn phân nửa bệnh nhân phải đi xác nhận những điều đã ghi rõ trong bệnh án và giấy ra viện.
Thậm chí trong 42 bệnh được ghi trong nghị quyết số 29 còn có trường hợp bệnh mà hướng dẫn của Bộ Y tế không nêu là bệnh "nhồi máu cơ tim lần đầu".
Theo bác sĩ Lộc, có nhiều trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp nhập viện Đà Nẵng. Tuy nhiên các địa phương yêu cầu người dân phải được bệnh viện xác nhận theo tên bệnh trong nghị quyết 29 là "nhồi máu cơ tim lần đầu".
Phân biệt đột quỵ với nhồi máu cơ tim và cách xử lý đúngĐỌC NGAY"Tên bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn trong phác đồ điều trị là "nhồi máu cơ tim cấp", "nhồi máu cơ tim bán cấp", "nhồi máu cơ tim ST chênh lên", "nhồi máu cơ tim không ST chênh lên"...
Trong các tài liệu hoàn toàn không nhắc đến khái niệm "nhồi máu cơ tim lần đầu" như tại nghị quyết 29.
Nếu phải điều chỉnh theo tên tại nghị quyết 29 để tạo điều kiện cho người bệnh được hưởng chế độ sẽ gây khó cho bệnh viện vì không phù hợp với chuyên môn.
Còn chưa kể nếu chiếu theo nghị quyết này thì làm sao xác nhận được người bị nhồi máu cơ tim lần thứ mấy để chứng nhận" - bác sĩ Lộc nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Đoàn Thị Hoài Nhi, phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam - xác nhận có sự rườm rà, cứng nhắc của một số địa phương trong việc triển khai nghị quyết 29.
Đồng thời cho biết đang tổng hợp các ý kiến phản ánh để rà soát, điều chỉnh.
Nhập viện trở lại để được hưởng chính sáchĐiều đáng nói nếu căn cứ theo tên trong nghị quyết, để giải quyết cho người dân thì tại sao phải yêu cầu có bản tóm tắt hồ sơ bệnh án kèm giấy ra viện, trong khi giấy ra viện đã có đầy đủ tên bệnh trong chẩn đoán!?
"Hơn nữa yêu cầu phải được cấp trong 12 tháng, trong khi nhiều người dân mắc bệnh hiểm nghèo như suy thận mạn, ung thư... các bệnh lý này đều là mãn tính.
Lâu nay người dân khám định kỳ, điều trị ngoại trú tại nhà thì làm sao có giấy ra viện (chỉ dành cho người bệnh nội trú - NV) để làm hồ sơ? Vừa qua nhiều bệnh nhân phải nhập viện lại để đủ điều kiện làm hồ sơ" - một bác sĩ lên tiếng.